HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

  • MÔI TRƯỜNG VÀ QUÁ TRÌNH CHƠI ẢNH HƯỞNG TỚI ÂM THANH ĐÀN VIOLIN

MÔI TRƯỜNG VÀ QUÁ TRÌNH CHƠI ẢNH HƯỞNG TỚI ÂM THANH ĐÀN VIOLIN

Thông tin tóm tắt

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh của một cây vĩ cầm. Một trong số đó là sự ảnh hưởng của môi trường thời tiết, sự già hóa của đàn và cả quá trình chơi đàn. Một điều thú vị là những cây đàn có tuổi đời rất lâu, trải qua nhiều môi trường và sự biến đổi khí hậu, thậm chí là được sử dụng rất nhiều thì rất cũng không ít các nghệ sĩ tin rằng CŨ tốt hơn MỚI. Và họ còn cự tuyệt với những chiếc đàn chưa có kinh nghiệm biểu diễn. Khi Michael Lea quản lý Âm nhạc tại Bảo tàng Powerhouse muốn mua một bộ sưu tập nhạc cụ từ nghệ nhân Harry Vatiliotis, cùng lúc đó nhạc sĩ Romano Crivici cũng đưa các nhạc cụ khác cùng làm từ một nghệ nhân. Và cơ hội kiểm chứng các câu hỏi đã tới.

  • Thông tin chi tiết

MÔI TRƯỜNG VÀ QUÁ TRÌNH CHƠI ẢNH HƯỞNG TỚI ÂM THANH ĐÀN VIOLIN

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh của một cây vĩ cầm. Một trong số đó là sự ảnh hưởng của môi trường thời tiết, sự già hóa của đàn và cả quá trình chơi đàn. Một điều thú vị là những cây đàn có tuổi đời rất lâu, trải qua nhiều môi trường và sự biến đổi khí hậu, thậm chí là được sử dụng rất nhiều thì rất cũng không ít các nghệ sĩ tin rằng CŨ tốt hơn MỚI. Và họ còn cự tuyệt với những chiếc đàn chưa có kinh nghiệm biểu diễn. Khi Michael Lea quản lý Âm nhạc tại Bảo tàng Powerhouse muốn mua một bộ sưu tập nhạc cụ từ nghệ nhân Harry Vatiliotis, cùng lúc đó nhạc sĩ Romano Crivici cũng đưa các nhạc cụ khác cùng làm từ một nghệ nhân. Và cơ hội kiểm chứng các câu hỏi đã tới.

MÔI TRƯỜNG VÀ QUÁ TRÌNH CHƠI ẢNH HƯỞNG TỚI ÂM THANH ĐÀN VIOLIN

 

Nghệ sĩ Romano Crivici, nghệ nhân Luthier Harry và Michael Lea – Quản lý Âm nhạc tại Bảo tàng Powerhouse

 

Harry là một nghệ nhân có tiếng. Dự án bắt đầu vào năm 2001, ông đã làm 2 cây đàn giống hệt nhau từ cùng một tấm gỗ tốt tới 80 tuổi. Phần bụng và các phần lân cận được làm từ cùng cây vân sam, phần lưng được làm cùng từ một mẫu gỗ thích. Trong và sau khi làm, họ đã kiểm tra âm thanh bởi các tiến sĩ, nghiên cứu sinh – những người cùng làm trong phòng thí nghiệm tại UNSW( The University of  New South Wales). Cuối cùng những chiếc đàn được đem ra chơi thử cho mọi người đánh giá. Sau đó một chiếc được kiểm soát trong điều kiện  bảo quản của bảo tàng. Chỉ thỉnh thoảng chúng mới được đem ra chơi. Cái còn lại thuộc về Romano và nó thường xuyên được đem ra thực hành và thực hành.

 

Chúng ta cùng xét tới một vài khía cạnh mà độ tuổi và phong cách của người chơi ảnh hưởng tới đàn:

 

-   Người chơi thay đổi một số yếu tố như: kích thước và kiểu ngựa đàn, chất liệu dây đàn, cây vĩ, vị trí que chống… Sự thay đổi tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người chơi. Tuy nhiên đàn được sử dụng bởi người chơi có kinh nghiệm thì những thay đổi thường được cải tiến theo hướng đứa âm thanh tới “ khu vực được ưa thích và dễ nghe”.

 

-  Sự thay đổi cơ học theo độ tuổi. Các đặc tính cơ có thể thay đổi theo độ tuổi hoặc do tiếp xúc với sự thay đổi môi trường khác nhau theo ngày hay theo mùa. Ví dụ, gỗ hay được dùng làm nhạc cụ sẽ có tỷ lệ đàn hồi cao, và gỗ được sấy khô theo thời gian sẽ làm giảm đi mật độ đàn hồi. Tuy nhiên, thật chưa đủ để thuyết phục liên quan đến độ tuổi sẽ làm thay đổi một nhạc cụ.

 

- Vậy việc chơi có thay đổi tính cơ học của đàn? Các bộ phận của đàn chịu tác động khá nhiều tới biên độ thấp, cao, độ rung cơ học trong quá trình chơi. Về nguyên tắc, người ta có thể tưởng tượng rằng nó có thể làm thay đổi tính cơ học nội tại của đàn. Chúng ta thường chỉ nhìn thấy sự tương quan giữa độ tuổi của một nhạc cụ với thời gian sử dụng. Tuy nhiên tồn tại quan điểm về việc tính nội tại cơ học của đàn sẽ thay đổi nếu có đủ sự kích thích, tác động đủ lớn từ âm thanh tới đàn.

 

Các góc nhìn đều rất khó khăn khi tiến hành thí nghiệm đặc biệt là yếu tố tuổi và thời gian chơi đàn. Trong đó thời gian rất khó kiểm soát vì vậy cần có sự cho phép tiếp cận nhạc cụ chất lượng cao được duy trì trong điều kiện bảo quản, theo dõi nghiêm ngặt tại bảo tàng. 3 thí nghiệm đã được tiến hành. Nhạc cụ được so sánh khi còn mới, sau 3 năm(2004), tiếp đó là thêm 4 ngày, một số nhạc cụ được chơi liên tục, còn lại thì để nguyên. Tất cả nhạc cụ được đánh giá trong một phiên họp để điều chỉnh lại toàn bộ các bộ phận của đàn.

 

Cuộc thí nghiệm diễn ra khi các cây đàn được chơi bởi những nghệ sĩ giàu kinh nghiệm, người chơi bị bịt mắt. Và kết quả là không có sự khác biệt nhiều. Dù là người chơi hay người nghe cũng nhận thấy là không có sự khác biệt nhiều. Một thí nghiệm riêng biệt cuối cùng được tiến hành với nghệ sĩ Romano Crivici, chủ sở hữu của chiếc violin được mời đàn một đoạn trên một loạt các nhạc cụ theo thứ tự ngẫu nhiên để xác định đâu là nhạc cụ của “Tôi”, đâu là của “ Bảo tàng”. Ông đã đúng 20/24 chiếc- có nghĩa là ở mức 99%. Ở đây chúng ta không xét tới việc ông sử dụng tín hiệu xúc giác để xác định nhạc cụ. (Lớp véc ni của nhạc cụ thường xuyên chơi có dấu hiệu hao mòn.)

MÔI TRƯỜNG VÀ QUÁ TRÌNH CHƠI ẢNH HƯỞNG TỚI ÂM THANH ĐÀN VIOLIN

 

Ba năm chơi (và ba năm để tiếp xúc liên tục với sự thay đổi môi trường) là không đủ, hoặc là không đủ làm nên một sự khác biệt đáng kể. Thường thì ba năm là quá ít cho tuổi đời của mỗi nhạc cụ trong khi đủ tốt chúng có thể được chơi cho hàng trăm năm sau. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nghiên cứu này vẫn tiếp tục trong tương lai khi mà tuổi đời của những nhạc cụ đủ “ CŨ”.

 

TƯ VẤN HỌC ĐÀN VIOLIN: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)

NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com           - info@giasutainangtre.vn

Website: http://violin.edu.vn

  • Thông tin cùng loại